Cấu tạo và hoạt động Van Bi - Ball Valves
Van Bi thuộc nhóm van xoay, bộ phận thực hiện nhiệm vụ đóng mở van là một viên bi được khoét lỗ có đường kính bằng đường kính của cửa van.
● Ưu điểm: Kết cấu đơn giản vững chắc, dễ sửa chữa bảo dưỡng.
Làm việc được với công chất có áp suất rất cao.
● Nhược điểm: Van dễ bị hở do bi trượt trên đệm làm kín, sau một thời gian làm việc trên thân bi thường xuất hiện các vết xước dạng vòng tròn bao quanh thân bi gây dò lọt ở ti van.Vì vậy van bi không dùng được với lưu chất bẩn.
Do ma sát giữa viên bi và đệm làm kín nên lực đóng mở van tương đối lớn, không phù hợp với hệ thống cần thay đổi lượng liên tục.
● Phân loại : Van bi điều khiển bằng tay gạt, Vô lăng, van bi điều khiển điện, van bi điều khiển bằng khí nén.
Hướng dẫn lắp đặt vận hành :
- Van Bi được nối với đường ống bằng mối nối ren hoặc nối bích đối với van có kích thước lớn,giữ các mặt bích của van và đường ống luôn là đệm làm kín
- Các bulong đai ốc phải được xiết từ từ và theo mặt phẳng
- Với mối nối ren thì ren cần theo tiêu chuẩn về nối ren
- Vặn van chỉ được thực hiện theo đúng chiều trên mặt xiết, tránh sử dụng kìm hoặc móc để tránh gây hư hại cho lớp sơn bên ngoài,không được kẹp thân van, vặn bên nào thì kẹp bên đó đối với van bi 2 thân
- Khi vặn ốc van và phụ tùng xiết vừa phải,không được khoá bằng việc nối dài thêm chìa khoá vì như thế sẽ làm gẫy ốc & oằn thân van,trong giai đoạn lắp đặt không được dùng van để đỡ ống
- Ngoại chừ trường hợp cần thiết không được tháo dỡ các van mới
- Mỗi chi tiết mà đưa vào quá trình kiểm tra thuỷ lực và khí nén thì phải đảm bảo việc lắp đặt đúng các chi tiết và cả việc xiết vặn, kiểm tra răng ống xa nhất không đâm vào vai của miêng đệm (seat) khoảng cách bắt buộc tối thiểu là 1 mm
- Phần điều chỉnh dòng chảy có cấu tạo tròn và có lỗ cho vật chất đi qua. Bi được giữ chặt giữa hai vòng làm kín. Tay quay được lắp ở đầu trên của cần van. Khi vặn tay quay (Tay gạt) một góc 90o thì van sẽ ở vị trí đóng hoặc vị trí mở.
Do đó Van Bi cũng là loại đóng mở nhanh. Vì hình dạng của chúng nên van bi có độ trơn và vận hành được dễ dàng hơn van nút. Vì thế nên giảm được lực ma sát giữa bi và các vòng làm kín khi vận hành do đó chúng không cần tới sự bôi trơn. Tay quay của van bi cũng giống như van nút nó sẽ nằm song song với dòng chảy khi van ở vị trí mở. Còn khi tay quay nằm vuông góc với đường ống thì nó ở vị trí đóng. Van Bi cũng có thể được chế tạo để dẫn dòng chẩy theo nhiều hướng.
- Loại này ngoài việc đóng và mở nó còn có thể đổi hướng đi của dòng chảy. Van này chỉ có độ cản trở dòng chảy nhỏ nên sự sụt áp và hiện tượng tạo xoáy khi dòng chảy qua van cũng rất nhỏ. Van Bi thường không dùng cho mục đích điều chỉnh dòng chảy vì khi chúng ở vị trí điều tiết thì phần cửa van nằm trong dòng chảy sẽ bị mài mòn nhiều hơn.
- Để phục vụ cho việc điều tiết dòng chảy thì Van Bi phải có thiết kế đặc biệt. Cửa van thuộc loại này là tấm kim loại liền, cửa van chỉ tiếp xúc với vòng làm kín khi nó ở vị trí đóng hoàn toàn. Điều này cho phép dòng chảy đi qua toàn bộ diện tích của cửa van khi nó chỉ mở một phần. Vì thế nên nó có thể dùng để điều tiết dòng chảy mà không xảy ra sự mài mòn không đồng đều.
Cách thức bảo trì :
- Sự cố đối với Van Bi thường là kẹt tay vặn do một thời gian lâu không điều khiển nên giữu trục van và thân van có thể sẽ bị bó gây khó khăn trong quá trình vận hành,van bi cũng thường hay bị rò rỉ phần trục van do quá trình làm việc nhiều tạo ra sự mài mòn sự kín khít giữa phần làm kín và trục van, thân van, viên bi không đảm bảo
- Để tránh các trường hợp trên thì :
+ Người phụ trách vận hành van phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các van
+ Thường xuyên lau chùi ngoài van tránh các bụi bẩn bám lại ảnh hưởng đến quá trình vận hành của van, tra dầu mỡ them định kỳ vào các vị trí cần thiết (3-6 tháng 1 lần) để van điều khiển trơn chu.